Tại Hội nghị và Triển lãm ASCOPE lần thứ 10 tổ chức tại VN mới đây với chủ đề “Đổi mới và hợp tác – Hướng tới tương lai”, báo cáo của Cơ quan kinh tế Quốc tế cho thấy: khu vực Đông Nam Á hiện vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, có nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn 2,5 lần so với năm 1990.
Do đó các nhà hoạch định chính sách hiện đang giải quyết vấn đề bằng cách tăng lượng sử dụng than đốt lên nhiều hơn, mặc dù dầu và khí thiên nhiên vẫn là nguồn nhiên liệu chiếm ưu thế, nhưng lượng sử dụng than đá vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Năng lượng hóa thạch gây thiệt hại nặng nề đến môi trường và cuộc sống
Vào cuối năm 2012, tỉ lệ điện được sản xuất bằng than đạt mức 75% công suất xây dựng, với các dự án hầu hết được triển khai tại VN và Indonesia, hai quốc gia có trữ lượng than đá đốt dồi dào trong khu vực. Cơ quan năng lượng quốc tế cũng dự đoán rằng công suất điện được sản xuất bằng than đốt trong khu vực sẽ tăng gấp đôi lên đến 80GW vào năm 2020 và tiếp tục tăng lên đến 160GW vào năm 2035.
Tuy nhiên, sử dụng than đốt nhiều có thể nguy hại nghiêm trọng đến môi trường và con người. Hàm lượng oxit lưu huỳnh, nitơ, oxit, hạt mịn và kim loại nặng khi than đốt cháy thải ra sẽ gây hiện tượng sương mù, mưa axit và thậm chí gây tử vong sớm. Theo tổ chức y tế thế giới, hạt mịn là nguyên nhân gây ra khoảng 8% tỉ lệ tử vong do ung thư phổi, 5% tỉ lệ tử vong do tắc nghẽn mãn tính và 3% tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp trên toàn thế giới. Cũng theo báo cáo của ngân hàng thế giới phát hành năm 2013, hàng năm Ấn Độ tốn khoảng 80 tỉ USD cho các vấn đề ô nhiễm và môi trường xuống cấp và đây chính là bài học cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thay đổi nguồn năng lượng.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng: việc sử dụng than đốt có thề không hoàn toàn phản ảnh được nhu cầu sử dụng năng lượng của con người trong tương lai. Qua kết quả khảo sát gần đây của Shell đến 3.400 người trong sáu quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương, gồm Indonesia, Philipines, Thái Lan, VN, Singapore và Australia, cứ 10 người có 7 người cho rằng giảm lượng CO2 là rất quan trọng và đa số họ nói rằng, Chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong việc định hình tương lai năng lượng sạch hơn.
Vì một Châu Á sạch hơn
Khí đốt thiên nhiên vẫn là vai trò quyết định năng lượng sạch tương lai – một khu vực có tiềm năng phát triển các nguồn tài nguyên khí thiên nhiên dồi dào, dễ dàng sử dụng và giả cả hợp lý về lâu dài. Theo dự đoán khu vực này có thể sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên trong vòng 250 năm với mức độ tiêu thụ như hiện nay. Con số cho thấy, cuối năm 2012 cả khu vực có 7,5 ngàn tỉ mét khối trữ lượng khí đốt được xác định, chiếm 3,5% tổng trữ lượng toàn cầu. Ông Duncan Van Bergen – Tổng Giám đốc phát triển thị trường của Global Gas and LNG, nhãn hiệu kinh doanh Shell toàn cầu có trụ sở tại Châu Á phát biểu: “Shell tin rằng khí đốt là giải pháp nhiên liệu sạch trong tương lai và Châu Á sẽ tiếp tục là động cơ tăng trưởng của thế giới. Đến năm 2020, Shell dự đoán mức tiêu thụ điện sẽ tăng khoảng 25 – 35% so với năm 2012”.
Khí thiên nhiên phát thải lượng CO2 ra môi trường có thể được chấp nhận về hàm lượng oxit lưu huỳnh, nitơ, oxit, hạt mịn và kim loại nặng chỉ bằng 1/10 so với các nhà máy sử dụng than đốt. Chi phí xây dựng các nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên thấp hơn đáng kể so với việc xây dựng mới các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng khác và việc chuyển đổi từ than đốt sang khí thiên nhiên cũng là phương án tiết kiệm thời gian và chi phí nhất trong việc giảm lượng khí thải CO2.
Một khảo sát mới nhất tại Việt Nam ào hồi tháng 6/2013 do Shell thực hiện cũng đã cho thấy: 8 trong 10 người dân Việt Nam đều chọn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng trong tương lai nhiều nhất (72%). Tiếp theo là năng lượng nước (58%) và năng lượng gió (47%). Sử dụng nhiên liệu sinh học cũng được xem là tốt cho môi trường và là một giải pháp giảm phát thải khí CO2. Người dân Việt Nam rất quan tâm nhiều hơn đến năng lượng, giá năng lượng cao, quan trọng, cấp thiết như thiếu hụt nước, lương thực là các vấn đề có thể gây ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam trong tương lai.
Vấn đề là vai trò của Chính phủ cần thực hiện một vài chính sách khẩn cấp, trong đó cần phải mạnh mẽ thực hiện các qui định về ô nhiễm không khí đốt đối với các nhà máy điện, đồng thời cam kết lại bỏ các khoản trợ cấp gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng. Việc cải cách chính sách trợ cấp cho niên liệu hóa thạch vẫn còn là vấn đề thách thức đối với khu vực Đông Nam Á. Các nguồn trợ cấp này lên tới 51 tỉ USD trong năm 2012 tương đương với mức GDP của Macau. Việc loại bỏ các nguồn tài trợ này có thể khuyến khích vào đầu tư vào hạ tầng cơ sở ngành năng lượng và thúc đẩy cải thiện hiệu suất năng lượng cũng như triển khai nguồn năng lượng tái tạo, ông Maaarten Wetselaar – phó giám đốc điều hành của ngành kinh doanh Intergrated Gas của Shell nói. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 12/12, mục quốc tế, tác giả Minh Hương)